Các bài nhạc vàng nổi tiếng bị nhầm lẫn tên nhạc sĩ – Phần 2: Rong Rêu, Đêm Không Ngủ, Chia Ly… – Thẩm âm Thanhhaaudio

Phần 2 của loạt bài viết “Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị nhầm lẫn tên nhạc sĩ” giới thiệu các bài hát như “Rong Rêu”, “Đêm Không Ngủ”, “Chia Ly” mà tên nhạc sĩ đã bị nhầm lẫn. Bài hát “Rong Rêu” thực chất thuộc về nhạc sĩ Duy Khánh và không phải là của Trường Vũ như nhiều người tưởng. “Đêm Không Ngủ” không do Mai Đan sáng tác mà thuộc về nhạc sĩ Tuấn Ngọc. Bài hát “Chia Ly” không phải của Duy Quang mà do nhạc sĩ Trúc Phương sáng tác. Các nhầm lẫn này đã tạo ra sự nhầm lẫn trong danh tiếng của các nhạc sĩ và những người tưởng rằng họ là những tác giả của những bài nhạc này..

Bạn đang xem bài viết về Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị nhầm lẫn tên nhạc sĩ – Phần 2: Rong Rêu, Đêm Không Ngủ, Chia Ly… tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Trong số hàng ngàn bài hát nổi tiếng của nhạc trữ tình miền Nam trước 1975 và hải ngoại sau 1975, có không ít bài hát bị ghi nhầm tên nhạc sĩ trên bìa băng đĩa nhạc, dẫn tới sự nhầm lẫn của công chúng nghe nhạc.

Sự nhầm lẫn này thường do vấn đề in ấn sau năm 1975 tại hải ngoại, với lý do là tam sao thất bản, hoặc do vấn đề phát hành nhạc trên xứ người nên không còn văn bản để đối chiếu, chỉ dựa theo thông tin truyền miệng nên không thể tránh khỏi sai xót. Một số trường hợp khác, vì nhiều lý do, nên đã có cố tình ghi sai tên nhạc sĩ.

Sau phần 1 đã đăng ở kỳ trước, xin giới thiệu đến quý độc giả phần 2:

Chia Ly (Chuyện Buồn Tình Yêu) – nhạc sĩ Đỗ Lễ

Nhắc đến nhạc sĩ Đỗ Lễ, nhiều người yêu nhạc nhớ đến ca khúc thất tình nổi tiếng Sang Ngang, viết cho mối tình đơn phương đẫm nước mắt của ông với nữ ca sĩ nổi tiếng Lệ Thanh:


Thôi nín đi em lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi!
Em hỡi đôi mình, mộng nay đã tan, tình đã dở dang…

Xem bài khác

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và những ca khúc tuyệt mỹ của tân nhạc

Kỷ niệm về ca khúc Đường Chiều Lá Rụng (nhạc sĩ Phạm Duy) qua tiếng hát Thái Thanh và Quỳnh Giao


Nội dung bài hát là đêm cuối gặp nhau của đôi tình nhân, là lần gặp nhau cuối cùng để hôm sau người con gái lên xe hoa về nhà người. Ít người biết rằng nhạc sĩ Đỗ Lễ còn có 1 ca khúc khá nổi tiếng khác có nội dung tương tự như Sang Ngang, đó là bài hát mang tên là Chia Ly, có lời nhạc như sau:

Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu
Nói đi em vì mình thương quá nhiều
Khóc làm chi cho hoen úa rèm mi
Cho héo úa xuân thì
Nhớ thương nhau rồi đi…

Nhiều người biết đến ca khúc này với cái tên Chuyện Buồn Tình Yêu của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân. Đây có lẽ là một sự nhầm lẫn rất của những người làm công việc sản xuất băng đĩa, dẫn đến hầu hết các băng nhạc, CD nhạc ở hải ngoại đều ghi tên ca khúc này là Chuyện Buồn Tình Yêu của Mặc Thế Nhân.

Thái Châu hát bài này tại trung tâm Asia, trên bìa ghi tên Chuyện Buồn Tình Yêu của Mặc Thế Nhân

Tên đúng của ca khúc này là Chia Ly, mời các bạn nghe lại qua giọng ca của Mỹ Thể thu live trong băng nhạc Jo Marcel trước 1975:



Click để nghe Mỹ Thể hát trước 1975

Sau đây là nhạc tờ bản gốc ca khúc này:

Ly Ca – nhạc sĩ Phương Trà

Tương tự như bài Ly Ca (Chuyện Buồn Tình Yêu), có một ca khúc sáng tác trước năm 1975 khác đã bị đổi tên bài hát, đổi tên nhạc sĩ. Đó là bài hát mang tên Ly Ca của nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng (lấy bút danh Phương Trà). Tuy nhiên nếu như Chia Ly có thể là bị nhầm lẫn do lý do khách quan, thì Ly Ca cố tình bị đổi tên.


Biết rằng mai này xa bạn xa thầy
Cúi mặt tim buồn ngấn lệ ngắn dài
Thương cổng trường từ đây khép kín
Thương dãy bàn nằm im câm nín
Thương những bông hoa rụng bên sân.

Đó là những lời hát của ca khúc đã nổi tiếng với giọng hát Phượng Mai khoảng thập niên 1990 với tên bài hát là Giã Biệt Trường Xưa. Bài hát này được nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng) sáng tác vào đầu thập niên 1970 với tên gốc là Ly Ca, đã được ca sĩ Thanh Tuyền hát lần đầu trong băng nhạc Premier 6 của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện.


Click để nghe ca sĩ Thanh Tuyền hát trước 1975

Sau năm 1975, nhóm 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng mỗi người một nơi: Nhạc sĩ Anh Bằng sang Mỹ, nhạc sĩ Lê Dinh sang Canada, còn nhạc sĩ Minh Kỳ kẹt lại trong nước và qua đời trong trại tập trung vào tháng 8 năm 1975. Từ đó cho đến tận những năm 2010, hầu hết nhạc của nhóm Lê Minh Bằng, hoặc của 2 nhạc sĩ Lê Dinh, Anh Bằng đều bị cấm phát hành ở trong nước.

Khoảng thập niên 1980, bài hát Ly Ca được được sử dụng trong các băng nhạc trong nước, nhưng đổi tên bài hát thành Giã Biệt Trường Xưa, đổi cả tên người sáng tác thành Vinh Sử để cho ca sĩ trong nước hát.

Ca khúc này sau đó nổi tiếng sang đến hải ngoại và được nhiều ca sĩ hải ngoại hát lại, nhưng một điều đáng buồn là ngay tại hải ngoại, cái tên gốc Ly Ca bị lãng quên, thay vào đó là cái tên sai là Giã Biệt Trường Xưa được sử dụng một thời gian dài gây ra sự nhầm lẫn với nhiều người. Không còn ai nhớ đến Ly Ca của Phương Trà nữa, mà chỉ còn Giã Biệt Trường Xưa của Vinh Sử.

CD nhạc Giao Linh của trung tâm Làng Văn, ghi tên bài hát Giã Biệt Trường Xưa của Vinh Sử

Dưới đây là tờ nhạc bài Ly Ca phát hành trước 1975:

Đêm Không Ngủ – nhạc sĩ Anh Bằng

Đây là trường hợp giống hệt như bài hát Ly Ca (Giã Biệt Trường Xưa). Bài hát gốc mang tên là Đêm Không Ngủ của nhạc sĩ Anh Bằng được ca sĩ Nhật Thiên Lan trước 1975, nhưng từ thập niên 1990, các ca sĩ trong nước lại hát bài này với tên Bao Đêm Không Ngủ, tên nhạc sĩ cũng bị đổi lại thành Vinh Sử.

Thời gian sau đó, bài hát được các ca sĩ hải ngoại hát lại, nhưng không dùng tên gốc và tên nhạc sĩ chính xác, mà dùng lại thông tin sai là Bao Đêm Không Ngủ của Vinh Sử, như trường hợp ca sĩ Hoàng Lan, Lam Anh hát bài này ở trung tâm Thúy Nga.

CD nhạc Lam Anh – Quang Lê ghi tên tác giả Bao Đêm Không Ngủ là Vinh Sử

Một điều trớ trêu hơn nữa là sự sai lầm đó lại diễn ra ngay tại trung tâm Asia (trung tâm do chính nhạc sĩ Anh Bằng sáng lập). Vào năm 2015, khi nhạc sĩ Anh Bằng vẫn còn tại thế, ca sĩ Trúc Mi hát bài Đêm Không Ngủ và lại ghi tên tác giả là Vinh Sử.

Chính trung tâm Asia cũng ghi sai tên bài hát của “người sáng lập” Anh Bằng thành của Vinh Sử

Sau đây là tờ nhạc gốc bài Đêm Không Ngủ của nhạc sĩ Anh Bằng:

Rong Rêu – nhạc sĩ Nguyễn Tâm

Ca khúc Rong Rêu được yêu thích qua giọng hát của Tuấn Ngọc có thể xem là bài nổi tiếng duy nhất của nhạc sĩ Nguyễn Tâm. Vì tên tuổi Nguyễn Tâm tương đối lạ, nên đã có sự nhầm lẫn rằng Rong Rêu là một sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm (tác giả của bài hát “Tháng Sáu Trời Mưa”).

CD tiếng hát Lệ Hằng của trung tâm Hải Âu ghi tác giả bài Rong Rêu là Hoàng Thanh Tâm

Rong Rêu được nhạc sĩ Nguyễn Tâm sáng tác khoảng thập niên 1980, và nhanh chóng được công chúng đón nhận, yêu mến. Trong 2 thập niên 1980, 1990, rất nhiều nam ca sĩ nổi tiếng hải ngoại đã hát Rong Rêu, như cố ca nhạc sĩ Duy Khánh, Vũ Khanh, Duy Quang, Elvis Phương, Thái Châu, Anh Khoa, Tuấn Anh, Nguyễn Hưng, Kenny Thái, Đức Huy… và nổi tiếng nhất là Tuấn Ngọc:

Thà là rong rêu, lênh đênh trên biển.
Thà là chim bay vui theo tháng ngày.
Thà là mây trôi mênh mang giữa bầu trời.
Lang thang giữa cuộc đời mà vui.

Hầu hết băng đĩa ở hải ngoại vào thập niên 1990 đều ghi người sáng tác là Hoàng Thanh Tâm. Cho đến năm 2006, khi Nguyên Khang hát Rong Rêu tại chương trình Asia 51, nhạc sĩ Nguyễn Tâm đã xuất hiện trong một đoạn ghi hình để kể về cảm hứng sáng tác bài Rong Rêu, từ đó nhiều người mới biết đến sự hiện diện của người nhạc sĩ mang tên là Nguyễn Tâm.

Nhạc sĩ Nguyễn Tâm xuất hiện trên Asia 51

Kinh Khổ – nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng

Bài hát nổi tiếng này của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Khánh Ly cả trước và sau năm 1975. Khánh Ly hát Kinh Khổ thành công đến nỗi rất hiếm ca sĩ nào khác hát lại bài này. Có lẽ cũng vì vậy mà có một thời gian nhiều người nhầm lẫn bài hát này của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Bài hát này được sáng tác chủ yếu chỉ bằng 4 nốt nhạc là Re, Fa, Sol, La (nếu không kể nốt Do xuất hiện 1 lần ở cuối bài hát). Có thể nói trong lịch sử tân nhạc, đó là lần duy nhất có một ca khúc nổi tiếng chỉ được xây dựng cơ bản ở trên 4 nốt nhạc. Cũng vì vậy mà nhịp bài hát đều đều giống như một lời kinh cầu, lời cầu nguyện cho quê hương bị tan hoang vì lửa khói:

Mẹ ngồi nguyện cầu hằng bao đêm
Lời kinh vọng xa thật êm đềm
Mẹ cầu cho con vượt qua ngày tròn
Mẹ cầu cho em tuổi trời xanh còn nguyên đừng biến mất.


Click để nghe Khánh Ly hát Kinh Khổ trước 1975

Ngoài những bài hát đã kể ở 2 phần 1 và 2, còn rất nhiều bài nhạc vàng nổi tiếng bị nhầm lẫn tên nhạc sĩ, sẽ được nhắc đến trong phần sau của loạt bài viết.

Đông Kha biên soạn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Trước và sau năm 1975, có nhiều bài hát trữ tình miền Nam và hải ngoại bị ghi nhầm tên nhạc sĩ trên bìa đĩa. Lý do chủ yếu là vì vấn đề in ấn sau năm 1975 và không có văn bản để đối chiếu. Một số trường hợp còn ghi sai tên nhạc sĩ cố tình. Ví dụ, bài hát “Chia Ly” của nhạc sĩ Đỗ Lễ được ghi nhầm thành “Chuyện Buồn Tình Yêu” của Mặc Thế Nhân. Điều tương tự cũng xảy ra với các bài hát “Ly Ca” của Phương Trà và “Đêm Không Ngủ” của Anh Bằng. Bài hát “Rong Rêu” của Nguyễn Tâm cũng bị ghi người sáng tác là Hoàng Thanh Tâm.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị nhầm lẫn tên nhạc sĩ – Phần 2: Rong Rêu, Đêm Không Ngủ, Chia Ly… chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Những #bài #nhạc #vàng #nổi #tiếng #bị #nhầm #lẫn #tên #nhạc #sĩ #Phần #Rong #Rêu #Đêm #Không #Ngủ #Chia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *