Nhà văn Bình Nguyên Lộc và câu chuyện Đò Dọc: “Một gia đình trung lưu trí thức nổi bật…” – Cập nhật Thanhhaaudio

Nhà văn Bình Nguyên Lộc viết về câu chuyện Đò Dọc trong đó mô tả về một gia đình trung lưu trí thức. Câu chuyện này xoay quanh cuộc sống và các khối cốt lõi của mỗi thành viên trong gia đình, từ cha đến con. Nhờ vào viết lách tài tình, nhà văn Bình Nguyên Lộc đưa người đọc vào trong câu chuyện để cảm nhận tình cảm phức tạp, những thăng trầm trong cuộc sống của những người trong gia đình này. Đò Dọc là một tác phẩm văn học đáng đọc để hiểu về cuộc sống và tâm trạng người Việt..

Bạn đang xem bài viết về Nhà văn Bình Nguyên Lộc và câu chuyện Đò Dọc: “Có một gia đình trung lưu trí thức…” tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Không rõ là có một sự liên quan nào đó, mà có khá nhiều văn sĩ – thi sĩ miền Nam xưa bị dính dáng đến căn bệnh về thần kinh, hoặc ít nhất là thần kinh từng không ổn định, như là Bùi Giáng, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Công Thiện, Nguiễn Ngu Í… và Bình Nguyên Lộc.

Điểm chung của những người được xem là “kỳ nhân” của văn chương này, đó là họ đều sống một cuộc đời khác thường và có bút lực hơn người.

Một điều thú vị, nhà văn Bình Nguyên Lộc có người con trưởng là Tô Dương Hiệp, từng là giám đốc Dưỡng Trí Viện Biên Hòa, nơi Bùi Giáng và Nguiễn Ngu Í từng vào điều trị, và bản thân Bình Nguyên Lộc cũng mắc bệnh thần từ năm 30 tuổi. Tuy nhiên ông cứ đinh ninh bản thân ông không thể mắc bệnh tâm thần, chỉ có vợ, con, cháu và bạn bè ông mới có thể mắc bệnh này mà thôi.

Nhà văn Bình Nguyên Lộc sinh trưởng ở làng Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là thị xã Tân Uyên ở Bình Dương), xuất thân trong gia đình trung lưu đã mười đời sống ở Tân Uyên.

Nhắc đến “gia đình trung lưu”, có lẽ sẽ có nhiều người liên tưởng ngay đến một ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lấy nội dung từ tiểu thuyết Bình Nguyên Lộc, đó là Đò Dọc.



Click để nghe Hương Lan hát Đò Dọc (nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng)

Xem bài khác

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và những ca khúc tuyệt mỹ của tân nhạc

Kỷ niệm về ca khúc Đường Chiều Lá Rụng (nhạc sĩ Phạm Duy) qua tiếng hát Thái Thanh và Quỳnh Giao


Cái tựa đề Đò Dọc mang 2 ý nghĩa. Thứ nhất, đó là hình ảnh của 4 cô gái nhân vật chính – con của ông giáo Nam Thành trong tiểu thuyết, khi về lại miệt vườn, họ không thể hòa nhập được với cuộc sống thôn quê, chiều chiều bắc ghế ra trước sân ngồi nhìn những chuyến xe xuôi ngược trên quốc lộ, tưởng như những chuyến đò dọc không biết bao giờ mới dừng lại. Thứ hai, đó là cuộc sống rày đây mai đó của họ trong thời loạn lạc, ban đầu là từ Bạc Liêu, rồi lên Sài Gòn, cuối cùng về Thủ Đức, không khác nào những chuyến đò dọc của đời người, lênh đênh và vô định, chưa biết nơi nào là bến bờ.

Câu chuyện tiểu thuyết Đò Dọc nói về gia đình ông bà Nam Thành, có 4 cô con gái tên là Hương, Hồng, Hoa, Quá. Ông vốn là ông giáo ở Bạc Liêu, vì loạn lạc nên di tản lên Sài Gòn sinh sống. Tại đây ông không còn làm nghề giáo được nữa mà trở thành chủ hiệu buôn, khách đa phần là dân Tây. Năm 1954, Pháp rút về nước, hiệu buôn ế ẩm, bất đắc dĩ ông quyết định rời bỏ Sài Gòn để lui về Thủ Đức thuộc Bình Dương, lúc đó vẫn còn rất quê mùa.

Câu chuyện trong bài hát của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng bắt đầu ở giai đoạn này:


Có một gia đình trung lưu trí thức
Từ giã ngói vôi về với ruộng đồng
Xa lánh guốc giày, làm quen đỉa vắt
Tập sống khiêm nhường gạo ruộng nước sông.

Lánh về nơi này, qua cơn khốn đốn
Thì mấy đứa con lại khó chọn chồng
Trai tráng quê mùa, làm sao mà biểu xứng
Còn bến đâu mà hẹn đục với trong.

Hò lơ, hò lờ!
Đò dọc lặng trôi
Trôi trên con sông đời
Đưa người lìa xa, xa bến thương
mang theo bao vấn vương

Đời vỗ mạn thuyền nên sóng xô
tan cuộc bình yên.

Việc từ giã “ngói vôi” để về với ruộng đồng là một quyết định rất khó khăn, nhưng gia đình trung lưu trí thức kia không còn lựa chọn nào khác để qua được cơn khốn đốn. Ông Nam Thành mua đất cất nhà, lập trang trại đặt tên là Thái Huyên Trang.


Khi đó, bốn cô tiểu thơ tuổi đời từ 22 đến 28 đều chưa chồng, mà thời xưa ở tuổi đó là đã quá lứa lỡ thì. Chốn miệt vườn hẻo lánh này có lối sống và tư tưởng quá khác biệt, 4 cô con gái khó hòa nhập được. Hơn nữa trai tráng trong làng quê mùa không tương đồng về tính cách, làm sao để chọn chồng.

Có một anh chàng sinh viên sáng láng
Chiều lỡ chiếc xe liệt máy dọc đường
Xin tá túc nhờ một đêm đợi sáng
Từ đó 3 nàng tình một vấn vương.

Vốn thuộc gia đình tu nhơn tích đức
Dầu giấy rách beng phải giữ lấy lề
Tình dẫu cô nào tình mơ chẳng xứng
Thôi nếu không đào thì mận cũng duyên.

Hò lơ, hò lờ!
Đò dọc đò ngang
Trôi trên con sông tình
Sông tình ngược xuôi quen nhấp nhô
Theo con sóng yêu

Đò cắm bờ này thương bến kia
Thấy đời quạnh hiu.

Rồi một đêm nọ thì may mắn cũng mỉm người với 4 cô tiểu thư ở Thái Huyên Trang. Có một anh chàng sinh viên sáng láng tên là Long, vì xe bị liệt máy giữa đường không thể đi tiếp nên đã vào Thái Huyên Trang xin tá túc qua đêm đợi sáng.

Như là một sự tất yếu, Long và ba cô em gái đã cùng “trôi trên con sông tình” với đầy đủ những cung bậc cảm xúc: hy vọng, thất vọng, giận hờn, ghen tuông, bởi vì “3 nàng tình 1”, và “Tình dẫu cô nào, tình mơ chẳng xứng”.

Nhưng rồi cuối cùng thì “Thôi nếu không đào, thì mận cũng duyên”, nhờ Long làm cầu nối, 3 cô em gái đã được “ai về bến nấy”, Hồng kết duyên với Long, Hoa thì với Đăng, Quá với Côn, riêng “cô Hai” tên là Hương thì quyết định ở giá cho tròn chữ hiếu với cha mẹ đã dần già yếu:

Mỗi ngày mỗi già song thân cũng yếu
Mà mấy đứa em thì đã lấy chồng
Mai mốt gia đình càng thêm quạnh vắng
Trên dưới trong ngoài, đầu hạ cuối xuân.

Nghĩ vậy nên lòng cô Hai bối rối
Rồi nữa lấy ai lo lắng việc nhà
Cô hứa thôi thời mình nên ở giá
Trung hiếu cho tròn tình mẹ nghĩa cha.

Hò lơ, hò lờ!
Đời là dòng sông
Ta trôi như con đò

Chống chèo dọc ngang nương kiếp trôi
Qua bao khúc nhôi
Đò dẫu nặng nề trôi mấy trôi cũng về một nơi.

Bài hát này được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sáng tác năm 1987, được ca sĩ Hương Lan hát lần đầu trong băng Dạ Lan 42.

Sau đó, bài hát được nhiều người biết đến nhất qua phần song ca của 2 chị em Thanh Tuyền – Sơn Tuyền trên Asia năm 2003:


Click để nghe Thanh Tuyền – Sơn Tuyền song ca

nhacxua.vn biên soạn

Bài viết này nói về một số nhà văn – thi sĩ miền Nam xưa bị dính dáng đến căn bệnh về thần kinh. Một trong số đó là nhà văn Bình Nguyên Lộc, người cũng mắc bệnh thần kinh từ năm 30 tuổi. Nhà văn Bình Nguyên Lộc sinh trưởng ở làng Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Tiêu biểu cho nhưng nhà văn này là cuốn tiểu thuyết Đò Dọc, mà nhảc sĩ Trầm Tử Thiêng sử dụng nội dung để sáng tác bài hát. Bài hát này sau đó được ca sĩ Hương Lan và cặp đôi Thanh Tuyền – Sơn Tuyền trình bày.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Nhà văn Bình Nguyên Lộc và câu chuyện Đò Dọc: “Có một gia đình trung lưu trí thức…” chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Nhà #văn #Bình #Nguyên #Lộc #và #câu #chuyện #Đò #Dọc #Có #một #gia #đình #trung #lưu #trí #thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *