Phạm Duy và những bài hát “nhạc vàng” – Thẩm âm Thanhhaaudio

Nhạc sĩ Phạm Duy được biết đến là một trong những tác giả nổi tiếng của những bài hát “nhạc vàng” trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Ông đã tạo ra nhiều tác phẩm độc đáo và sáng tạo trong thời kỳ khó khăn của ngành công nghiệp âm nhạc. Các ca khúc của Phạm Duy thường mang lời văn sâu sắc, tâm trạng và đề cao tình yêu quê hương. Ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của âm nhạc Việt Nam và được người hâm mộ tôn vinh với những tác phẩm vĩ đại của mình..

Bạn đang xem bài viết về Nhạc sĩ Phạm Duy và những ca khúc “nhạc vàng” tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Nhạc sĩ Phạm Duy được nhiều người xưng tụng là tên tuổi lớn nhất của tân nhạc Việt Nam từ lúc khởi thủy đến nay với hàng ngàn sáng tác và số lượng lớn ca khúc nổi tiếng được nhiều thế hệ yêu thích. Có thể nói ông là người duy nhất được đồng hành xuyên suốt với tân nhạc Việt Nam, kể từ lúc loại nhạc này ra đời cho đến khi phát triển rực rỡ nhất.

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là người sáng tác đa dạng nhất trong số hàng ngàn nhạc sĩ Việt Nam, hầu hết các chủ đề, các thể loại nhạc đều có sự hiện diện của ông, từ nhạc cổ động, nhạc quê hương, nhạc tình ca, nhạc sinh viên, nhạc trẻ, nhạc cho tuổi thơ, nhạc ly hương… và dĩ nhiên là có cả “nhạc vàng”.

Khái niệm nhạc vàng hiện nay vẫn chưa được giải thích khái niệm một cách rõ ràng, nên trong bài viết này, xin dùng từ “nhạc vàng” theo cách hiểu riêng của người viết.

Ca khúc mang thuần chất “nhạc vàng” nhất của nhạc sĩ Phạm Duy có lẽ là “Ngày Em Hai Mươi Tuổi”, một ca khúc được rất nhiều nữ danh ca nhạc vàng nổi tiếng trình bày: Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Hương Lan, Giao Linh…


Ca khúc đậm chất bolero này là nỗi niềm của một thiếu nữ vừa bước sang tuổi 20, vừa qua tuổi chưa biết nhớ nhung để bắt đầu qua tuổi chớm biết yêu người. Rồi cũng từ độ tuổi 20 mươi này, người thiếu nữ đó sẽ phải giã từ niềm vui tuổi nhỏ để bước qua những muộn phiền rất người lớn:

Xem bài khác

Kỷ niệm về ca khúc Đường Chiều Lá Rụng (nhạc sĩ Phạm Duy) qua tiếng hát Thái Thanh và Quỳnh Giao

Tìm lại một định nghĩa mới cho chữ “nhạc sến” (Quỳnh Giao)


Ngày em hai mươi tuổi
Tay cắt mớ tóc thề
Giã từ niềm vui nhé
Buồn ơi hỡi chào mi…

Qua ca khúc này, có thể thấy “thói quen” của con gái là cắt đi mái tóc thề khi bị “thất tình” hoặc “buồn tình” không phải chỉ mới đây, mà đã có từ 60 năm trước…

Mời các bạn nghe các danh ca Thanh Thúy, Hoàng Oanh và Giao Linh hát ca khúc này trước năm 75 sau đây:


Click để nghe Thanh Thúy hát Ngày Em Hai Mươi Tuổi trước 1975



Click để nghe Hoàng Oanh hát Ngày Em Hai Mươi Tuổi trước 1975


Click để nghe Giao Linh hát Ngày Em Hai Mươi Tuổi trước 1975

Ca khúc “nhạc vàng” tiếp theo của nhạc sĩ Phạm Duy, xin giới thiệu bài “Anh Hỡi Anh Cứ Về”, một ca khúc nổi tiếng qua giọng hát Duy Khánh:

Anh hỡi anh cứ về
Về đây nghe tiếng cố hương
Tiếng thiết tha của người thương

Anh hỡi anh cứ về
Cứ về làng thôn tươi thắm
Mong đón đưa bước chân hồi hương…


Bài hát chưa đựng những lời tha thiết để kêu gọi những người trai ở phương xa quay lại làng thôn tươi đẹp, kêu gọi trở về với người em gái nhỏ, với ruộng nương vẫn đang chờ bàn tay người xây đắp.

Mời các bạn nghe lại giọng ca Băng Châu và Thanh Tuyền hát ca khúc này trước năm 1975:


Click để nghe Băng Châu hát Anh Hỡi Anh Cứ Về trước 1975


Click để nghe Thanh Tuyền hát Anh Hỡi Anh Cứ Về trước 1975

Một ca khúc nhạc vàng khác của nhạc sĩ Phạm Duy mang nỗi buồn của những kẻ nghèo sống nơi đô thị, tương tự như trong bài Kiếp Nghèo của Lam Phương hoặc Xóm Đêm của Phạm Đình Chương, đó làbài  Phố Buồn với điệu tango nhịp nhàng:

Đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em
Bùn lầy không quên bôi thêm lối ngõ không tên

Qua mấy gian không đèn
Những mái tranh im lìm
Đường về nhà em tối đen.

Nhìn vào khe song trông anh ốm yếu ho hen
Một ngày công lao không cho biết đến hương đêm

Em bước chân qua thềm
Mưa vẫn rơi êm đềm
Và chỉ làm phố buồn thêm.

Hạt mưa, mưa rơi tí tách
Mưa tuôn dưới vách
Mưa xuyên qua mành

Hạt mưa, mưa qua mái rách
Mưa như muốn trách
Sao ta chạy quanh.

Hạt mưa, mưa yêu áo rách
Yêu đôi sát nách
Mưa ngưng không đành

Hạt mưa, mưa gieo tí tách
Mưa lên tiếng hát
Ru cơn mộng lành.

Đường về trong mơ đêm đêm phố lớn thênh thang
Ánh sáng kinh kỳ tràn lan
Đời nghèo không riêng thương yêu bóng dáng Xuân sang
Yêu phố vui, nhà gạch ngon

Đèn đêm không soi bóng vắng
Kinh đô thắc mắc
Im nghe phố buồn

Người đi trong đêm tối ám
Nghe mưa thức giấc
Khuyên nhau chờ mong.

Ca khúc thật buồn và não nề này được Phạm Duy sáng tác năm 1954, khi xã hội miền Nam vẫn chưa đi vào ổn định. Giữa những phồn hoa đô hội của thành đô, dù ánh sáng kinh kỳ vẫn tràn lan, nhạc sĩ Phạm Duy nhìn thấu được những “đời nghèo” lững lờ trôi đi như một chiếc bóng trong đêm tối ám, và những cuộc tình nghèo không thể nào thấy được tương lai.

Ca khúc này nổi tiếng qua giọng ca Khánh Ly:


Click để nghe Khánh Ly hát Phố Buồn trước 1975

Một mảng sáng tác riêng biệt của nhạc sĩ là viết về người thương binh. Nếu bỏ qua tất cả những khác biệt về chính trị, có thể nói rằng nhạc sĩ Phạm Duy là một người yêu đất nước và con người Việt Nam. Một thời tham gia kháng ᴄhιến, ông đã ca tụng những người thương binh bằng âm nhạc, qua 2 ca khúc Ngày Trở VềNhớ Người Thương Binh. Cả 2 ca khúc này đều gắn liền với giọng ca Duy Khánh, người đã sử dụng tên của Phạm Duy để đặt cho nghệ danh Duy Khánh của mình.

Với ca khúc Ngày Trở Về, nhạc sĩ Phạm Duy mong một ngày hòa bình, người lính được trở về bên bếp vui, gặp lại người mẹ mắt đã lòa vì quá nhớ thương con. Một hình ảnh thật đẹp của ngày đất nước thanh bình:

Ngày trở về, lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ
Gió mát trăng thanh,
Ôi ngày trở về c
ó anh thương binh sống đời hòa bình.

Nghe lại ca khúc này để cảm nhận được mong ước giản đơn của người thương binh đã hiến trọn tuổi xuân của mình cho những lần vào sinh ra tử:


Click để nghe Thái Thanh hát Ngày Trở Về trước 1975

Một sáng tác khác là Nhớ Người Thương Binh, nội dung bài hát là hình ảnh người lính trở về trên quãng đường quê với bàn tay đã gãy cụt. Ca khúc này được chia thành 3 đoạn riêng biệt. Đoạn đầu là tâm sự của nàng gánh lúa, đoạn giữa là lời người kể, và đoạn cuối là lời của người thương binh trở về. Mời các bạn nghe bài hát được Duy Khánh và Hoàng Oanh song ca:


Click để nghe bản thu trước 1975

Trong thời kỳ còn tham gia Việt Minh, một chủ đề nổi bật khác của nhạc sĩ Phạm Duy là viết các tình ca quê hương, ông gọi đây là nhạc “dân ca mới”, và đây cũng có thể là những ca khúc gợi cảm hứng cho dòng nhạc vàng quê hương sau này. Đó là các ca khúc Nương Chiều, Gánh Lúa, Vợ Chồng Quê, Quê Nghèo…


Click để nghe Thái Thanh hát Nương Chiều trước 1975


Click để nghe Thái Thanh hát Gánh Lúa trước 1975


Click để nghe Nhật Trường & Thanh Lan hát Vợ Chồng Quê trước 1975


Click để nghe Thái Thanh hát Quê Nghèo trước 1975

Đông Kha (nhacxua.vn)

Nhạc sĩ Phạm Duy được xem là tên tuổi lớn nhất của tân nhạc Việt Nam với nhiều sáng tác và ca khúc nổi tiếng. Ông là người duy nhất đồng hành với tân nhạc từ khi loại nhạc này ra đời cho đến khi phát triển nhất. Phạm Duy sáng tác đa dạng các thể loại nhạc và được biết đến với ca khúc mang thuần chất “nhạc vàng” như “Ngày Em Hai Mươi Tuổi”, “Anh Hỡi Anh Cứ Về”, “Phố Buồn”, “Ngày Trở Về” và “Nhớ Người Thương Binh”.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Nhạc sĩ Phạm Duy và những ca khúc “nhạc vàng” chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Nhạc #sĩ #Phạm #Duy #và #những #khúc #nhạc #vàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *