Phương Tâm – “Nữ ca sĩ rock’n’roll” Việt Nam đầu tiên và viễn du tìm lại những bản thu âm từ 60 năm trước – Cập nhật Thanhhaaudio

Phương Tâm là nữ ca sĩ rock’n’roll đầu tiên của Việt Nam. Cô đã có một hành trình đầy cống hiến để tìm lại những bản thu âm đã được thực hiện cách đây 60 năm. Phương Tâm đã phải tìm kiếm khắp nơi và vượt qua nhiều khó khăn để thu thập những bản thu âm cũ, gần như bị mất tích. Điều này đã thể hiện sự tình yêu và đam mê của cô với nghệ thuật và mong muốn giữ gìn những kỷ niệm quý giá cho âm nhạc Việt Nam..

Bạn đang xem bài viết về Phương Tâm – “Nữ ca sĩ rock’n’roll” Việt Nam đầu tiên và hành trình tìm lại những bản thu âm 60 năm trước tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

 

Nữ ca sĩ Phương Tâm sinh năm 1945, được xem là một trong những sĩ hát nhạc rock, kích động nhạc đầu tiên ở Sài Gòn. Thời Phương Tâm nổi tiếng, làng nhạc miền Nam vẫn chưa có Mai Lệ Huyền, chỉ có những giọng ca chuyên trị nhạc ngoại quốc như Linh Đa, Mary Linh và Phương Tâm tung hoành.


Click để nghe Phương Tâm hát 60 năm (Y Vân) năm 1965

Thời gian sau này, nhiều người vẫn nhầm lẫn 2 nữ ca sĩ Phương Tâm và Phương Hoài Tâm, dù họ trình diễn 2 loại nhạc khác nhau. Nhà văn Hồ Trường An mô tả: “Phương Tâm có mái tóc rối và man dại. Có người bảo rằng, cô dùng mái tóc đó để che một vết sẹo in khá rõ bên má trái của cô. Dù gì thì dù, mái tóc vẫn làm cho cô thêm gợi cảm, thêm duyên dáng mặn mà. Cô không đẹp lắm, nhưng rất ăn ánh đèn sân khấu, và có một cái duyên đằm thắm thâm trầm. Càng nhìn cô, khán thính giả càng khám phá thêm cái hấp dẫn kỳ diệu của cô. Thân hình cô không sexy, chỉ được cái vẻ thanh tân yểu điệu trong những chiếc áo dài màu sắc khiêm tốn lặng chìm. Giọng của Phương Tâm khàn. Mỗi khi cô gào rống, giọng trở nên bào buốt ruột gan khán thính giả. Đó là một giọng tượng trưng cho sự khát vọng cuồng nhiệt. Bản ruột của cô là “I Will Follow Him”, bản nhạc đã đưa nữ danh ca Petula Clark gốc người Anh lên đài vinh quang rực rỡ trong thập niên 60. Và cũng như Petula Clark, cô cũng có thể hát bài này bằng tiếng Pháp (khi chuyển qua tiếng Pháp, bài này có cái tựa là Chariot). Phương Tâm là nghĩa nữ của nữ nghệ sĩ Túy Hoa. Theo lời bà Túy Hoa thì cô rất ngoan hiền. Phương Tâm không đeo đuổi nghiệp cầm ca lâu. Vì đó không phải là cái chân hạnh phúc của cô”.

Ca sĩ Phương Tâm bước vào ca hát chuyên nghiệp năm 1961 ở tuổi 16, ca hát trong vòng 5 năm thì giải nghệ sau khi lấy chồng. Những người còn nhớ đến Phương Tâm ngày nay đều đã là những bậc lão niên trên 70 tuổi, và thế hệ sau này chỉ được biết đến cô qua những bản thu âm trong dĩa nhựa hiếm hoi thời kỳ giữa thập niên 60 của thế kỷ trước của các hãng Sóng Nhạc, Việt Nam, Continental.

 

Phương Tâm giải nghệ sau khi cưới bác sĩ quân y Hà Xuân Du, từ đó chưa từng một lần trở lại sân khấu, ngay cả những người con của cô cũng không biết về quá khứ huy hoàng của nữ ca sĩ Phương Tâm. Cho đến năm 2019, trong một dịp tình cờ Hannah – con gái lớn của Phương Tâm biết được điều đó.

Sau đây là bài viết của tác giả Sheila Ngoc Pham đăng trên tờ nhật báo nổi tiếng của Anh là The Guardian năm 2021, được lược dịch ra tiếng Việt như sau:

Vào những năm đầu thập niên 1960, cô thiếu nữ tên Nguyễn Thị Tâm bắt đầu xuất hiện trên sân khấu các phòng trà và hộp đêm sôi động của đô thành. Cô đã thể hiện những tinh hoa của một ca sĩ trẻ trung đầy sức sống với mái tóc đen dài buông thẳng và tà áo dài trắng thanh lịch. Nhưng thay vì những bài hát trữ tình phổ biến vào thời ấy, cô lại trình diễn những bản nhạc sôi động của Mỹ, với những màn nhảy lắc hông có phần buông thả của tuổi teen.

Với nghệ danh Phương Tâm, cô được xem là một trong những ca sĩ rock’n’roll đầu tiên của Việt Nam. Hồi tưởng lại một thời vàng son, ca sĩ Phương Tâm tâm sự: “Hồi đó, ca sĩ chủ yếu là hát tiếng Việt, một số hát nhạc Pháp, nhưng không ai hát nhạc Mỹ”.

Click để nghe Phương Tâm hát Đêm Huyền Diệu năm 1965

Những bản thu âm từ thập niên 1960 của Phương Tâm nằm rải rác trong các dĩa nhựa, tới năm 2021 thì được tuyển tập lại bằng một dĩa nhạc có 25 ca khúc, mang tên Magic Nights (Đêm huyền diệu), là nỗ lực khôi phục lại dòng nhạc của một thời kỳ tưởng như đã bị quên lãng, nhưng thực ra vẫn sống bền bỉ suốt nhiều năm, được xem là những bài nhạc rock Việt đầu tiên. Các bản thu âm này mang đến cho người nghe thời nay một cái nhìn mới về Sài Gòn trong một giai đoạn lịch sử thường chỉ được kể lại qua những bức ảnh chụp phim cũ.

Khi nhắc lại về giai đoạn này cùng những sự kiện xảy ra từ 60 năm trước, nữ ca sĩ Phương Tâm thể hiện trí nhớ rất tốt, nhớ tên từng người nhạc công đệm cho cô hát hằng đêm hồi hơn 50 năm trước. Đó là những kỷ niệm không thể nào quên.

Phương Tâm trình diễn với ban nhạc Khánh Băng trong đại nhạc hội Hoa Hậu Việt Nam, 1965

Ca sĩ Phương Tâm được sinh ra ở Quảng Bình và lớn lên ở Hóc Môn, vùng đất ven đô của Sài Gòn phồn hoa thời kỳ những năm 1950, là nơi lần đầu cô được nghe những giai điệu nhạc Mỹ sôi động. Cô kể lại: “Nhạc phát ra từ radio của hàng xóm thường là nhạc Mỹ, tôi thích nhạc này nên lúc nào cũng ra ngoài sân để nghe ké”.

Năm 12 tuổi, Phương Tâm bắt đầu học nhạc từ người hàng xóm chơi đàn mandolin, là người đã gợi ý cô lấy nghệ danh là Phương Tâm (nghĩa là hướng của trái tim) để nghe có vẻ nữ tính. Năm 1961, cô trúng tuyển vào Biệt đoàn Văn nghệ lúc mới 16 tuổi. Đây là một đoàn nghệ thuật của chính phủ, chiêu mộ các nghệ sĩ biểu diễn tham gia quân đội. Vì mê hát nên Phương Tâm quyết định bỏ học để tham gia đoàn văn nghệ, dù cha của cô phản đối và muốn con gái tiếp tục việc học.

 

Trong những năm 1960, các vũ trường phòng trà ca nhạc mọc lên khắp nơi ở Sài Gòn và các thành phố lớn khác của miền Nam, đặc biệt là từ năm 1965 khi lính Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam. Cũng từ đó Phương Tâm được nhiều nơi mời trình diễn với lịch trình bận rộn. Ban ngày cô tập dượt, ban đêm biểu diễn phục vụ cho khán giả cả người Việt lẫn ngoại quốc.

“Tôi hát từ năm giờ chiều cho đến một giờ sáng. Tôi bắt đầu ở căn cứ sân bay, sau đó lúc 7 giờ tối tôi hát ở câu lạc bộ sĩ quan. Sau đó, tôi đến một câu lạc bộ khiêu vũ khác, với Nguyễn Văn Xuân đệm piano. Buổi biểu diễn cuối cùng là ở một câu lạc bộ khác vào lúc nửa đêm“ – Phương Tâm nhớ lại.

 

Cũng trong thời gian này, Phương Tâm đã gặp bác sĩ quân đội Hà Xuân Du, một người rất hâm mộ giọng hát của cô. Bất chấp sự phản đối từ gia đình của cả hai bên, họ đến với nhau bằng tình yêu đích thực và quyết định đám cưới sau gần 3 năm quen biết. Trong đám cưới đó, không có sự hiện diện của cha mẹ cô dâu chú rễ.

Khi bác sĩ Hà Xuân Du phục vụ trong lực lượng không quân và nhận nhiệm sở mới ở Đà Nẵng, ca sĩ Phương Tâm đã khăn gói theo chồng. Mặc dù thu nhập từ việc đi hát cao hơn nhiều so với đồng lương bác sĩ quân y của chồng, Phương Tâm vẫn bỏ lại tất cả để trở thành người vợ bình thường. Cô nói: “Tôi quên hết chuyện ca hát. Tôi không có thời gian để cảm thấy hối tiếc vì bận lo chăm sóc ba đứa con nhỏ.”

Vào tháng 4 năm 1975, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, gia đình Phương Tâm di tản sang Mỹ.

 

Phương Tâm cho biết cô chưa bao giờ kể lại cho các con của mình nghe về quá khứ vàng son khi là một ca sĩ nổi tiếng. Một lần khi ghé qua một cửa hàng nhạc Việt Nam ở Orange County, cô thấy có một đĩa CD có một vài bài do mình hát, nhưng cô không nghĩ là sẽ cho các con biết. Nhưng quá khứ của Phương Tâm không bị xóa bỏ hoàn toàn, vì trong những năm gần đây, người chồng của cô (đã qua đời năm 2019) đôi khi tìm thấy các bản thu âm của Phương Tâm trên YouTube và cho cô xem, không ít các bản nhạc đó ghi sai tên người hát.

Thời đầu thập niên 1960, ban đầu nhạc Mỹ được các đón nhận tại các trường trung học Pháp, sau đó khi người Mỹ hiện diện ở miền Nam ngày càng nhiều thì nhu cầu nghe nhạc Mỹ tăng lên. Ở miền Nam Việt Nam lúc đó việc biểu diễn nhạc nước ngoài được phép nhưng chưa được phép ghi âm. Từ đó các nhạc sĩ Việt Nam bắt đầu viết lời Việt cho nhạc ngoại hoặc sáng tác nhạc Việt theo các phong cách nhạc Mỹ với các điệu twist, surf, hully gully và mashed potato. Tất cả âm nhạc này được gọi chung là nhạc kich động.

Một trong những nhạc sĩ sáng tác nhạc kích động nổi tiếng nhất thời đó là Khánh Băng thường tập dượt cho Phương Tâm hát trước khi vào phòng thu. Nhìn chung đó là những ca khúc thể hiện sự lạc quan của tình yêu tuổi trẻ, đan xen với nỗi cô đơn và mất mát trong thời chiến.

Click để nghe Phương Tâm hát Có Nhớ Đêm Nào của Khánh Băng năm 1964

Người con gái lớn của Phương Tâm là Hannah Hà, hiện là là một bác sĩ, lớn lên ở Mỹ, trước đây không thích nhạc Việt Nam, “nhưng bây giờ thì nghe không biết bao nhiêu cho đủ”, như lời chị thú nhận.

Trước đây dù chưa biết gì về quá khứ nổi danh của mẹ, nhưng Hannah Hà vẫn linh cảm được là mẹ cùa chị không phải là một ca sĩ nghiệp dư, khi quan sát cách Phương Tâm hát trong các buổi karaoke cùng gia đình. Như cô viết trong lời giới thiệu cho dĩa nhạc Phương Tâm phát hành năm 2021: “Lắc lư và nhắm mắt khi hát, Phương Tâm đã làm cả buổi tiệc quay trở lại cái không khí sôi động một thời của vũ trường Sài Gòn trước năm 1975.”

Phương Tâm (bên phải) với con gái Hannah Hà

Tuy nhiên tới lúc đó thì Hannah vẫn không nghĩ nhiều đến sự nghiệp ca hát của mẹ, cho đến cuối năm 2019, khi nhà sản xuất của bộ phim Mắt Biếc (Dreamy Eyes) viết thư cho Phương Tâm bàn về việc sử dụng ca khúc mà cô hát trong phim được sản xuất năm 1974. Chuyện này làm cho Hannah Hà tò mò: mẹ của chị có thực sự từng hát rock’n’roll không? Ngay sau đó Hannah tìm thấy một dĩa nhựa 7in rao bán trên eBay với 3 bài hát của Y Vân được Phương Tâm trình bày: 60 Năm, Đêm Huyền Diệu và 20-40. Những bài hát này vẫn còn phổ biến và được yêu thích đến tận ngày nay sau hơn nửa thế kỷ.


Click để nghe Phương Tâm hát 20-40 năm 1965

Hannah Hà đặt đấu giá tối đa là 2.000 đô la để mua bằng được dĩa nhạc đó, và cuối cùng chị thắng đấu giá với số tiền $167. Sau đó, Hannah đã nhờ đến Mark Gergis, nhà sản xuất của chương trình nhạc remaster từng gây tiếng vang là Saigon Rock and Soul vào năm 2010 (với hình bìa là ca sĩ Phương Tâm), nhưng việc tìm kiếm lại những bản thu khác của Phương Tâm thời thập niên 1960 rất khó khăn. Tất cả những gì họ có trong tay chỉ là ba bản nhạc từ dĩa nhựa mua ở eBay và một số video YouTube ghi thông tin không đúng.


Dĩa nhạc remaster Saigon Rock and Soul của Mark Gergis thực hiện năm 2010 với hình bìa là Phương Tâm

Ông Mark Gergis đã tìm kiếm thêm nhạc trong bộ sưu tập của ông và từ những người bạn trong giới sưu tầm dĩa nựa. Hannah Hà cũng liên lạc với những người không quen trên YouTube và Discogs, trước khi tìm được Adam Fargason, một nhà sưu tập người Mỹ sống ở Việt Nam. Hannah kể lại:

“Adam đưa tôi đi mua sắm ảo ở Sài Gòn, vì là thời kỳ đại dịch. Ông đến những cửa hàng bán nhạc cũ nơi có những dĩa hát cũ bỏ vất vưởng trên sàn nhà ở phòng sau. Những dĩa nhựa này thường phủ nhiều lớp bụi và không có bìa. Ông phải dùng điện thoại video để tôi có thể nhìn thấy, và chúng tôi xem qua từng dĩa một”.

Theo cách này, họ đã tìm được tổng cộng 27 bản thu âm của Phương Tâm thập niên 60.

 

“Khi Hannah gửi nhạc cho tôi, tôi đã khóc khi nghe lại từng bài hát. Tôi không nhớ là mình đã thu thanh nhiều như vậy, đó là một phần quá khứ bị quên lãng của đời mình. Tôi cảm thấy tiếc là chồng tôi không còn sống để nghe được album này” – Phương Tâm tâm sự trong nước mắt khi nhắc đến người chồng quá cố của mình. Ông là người ái mộ lớn nhất của nữ ca sĩ, nhưng lại không được biết rằng những bản ghi âm này vẫn còn tồn tại.

 “Dự án kéo dài, nhưng Hannah kiên quyết theo đuổi. Phải mất 18 tháng với các dĩa nhựa trầy xước này; giống như leo núi ngược vậy. Con bé rất cứng đầu” – Phương Tâm đã nói như vậy về con gái của mình.

Có lẽ Hannah cũng có sự quyết tâm như chính nữ ca sĩ Phương Tâm đã từng, như cách cô quyết theo nghề ca sĩ bất chấp sự phản đối của cha mẹ.



Click để nghe dĩa nhạc Phương Tâm – Đêm Huyền Diệu – Magical Nights 

Bên trên là bài viết về Phương Tâm năm 2021 của tác giả Sheila Ngoc Pham, có nhắc về dĩa nhựa Đêm Huyền Diệu – Magical Nights của Phương Tâm năm 2021. Quá trình sản xuất dĩa nhạc này của 2 nhà sản xuất người ngoại quốc được tác giả Michael Tatarski viết trên trang saigoneer.com như sau:

Mark Gergis sinh sống tại Vương quốc Anh, ông có thời gian ở Hà Nội từ năm 2014 đến 2018, và dành thời gian này nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Trước đó ông đã sản xuất album “Saigon Rock & Soul”, tuyển chọn những ca khúc được các ca sĩ thu âm tại Sài Gòn giai đoạn 1968-1974.

 

Tháng 1/2020, Hannah bất ngờ liên lạc với Mark. Ông nói: “Tôi nhận được một email từ St. Louis. Và thật không ngờ, người gửi email (Hannah) đã phát hiện ra rằng mẹ mình từng là ngôi sao nhạc rock tuổi teen và nghệ sĩ thu âm ở Sài Gòn vào đầu thập niên 60, với hàng chục bản thu của riêng mình”.

“Tôi cảm thấy câu chuyện của gia đình họ rất thú vị và thấy rất vui cho Hannah. Và tôi cũng hơi tò mò nên đã lập tức nhận lời mời của cô ấy.”

“Chúng tôi đã làm việc rất vui vẻ trong quá trình thu âm. Đây cũng là một niềm an ủi lớn cho tôi trong suốt giai đoạn khó khăn vừa qua. Tôi rất biết ơn vì điều đó. Tôi hạnh phúc vì được thực hiện dự án phi thường này cùng Hannah” – Mark nói.

Bộ ba đã gặp khá nhiều khó khăn, vì theo Mark mô tả, quá trình thu âm giống như “tìm lại một bộ sách cũ bị thiếu gần hết các trang, hoặc nhiều trang bị dán lại với nhau, và phải làm sao gỡ chúng ra mà không gây hư hại gì”. Mark và Hannah đã miệt mài lùng sục trên Ebay để tìm đĩa hát cũ của Phương Tâm từ khắp nơi trên thế giới. Đồng thời Mark cũng liên hệ các nhà sưu tập mà ông quen biết khi còn ở Việt Nam và khi thực hiện “Saigon Rock & Soul”.

“Công việc kéo dài suốt nhiều tháng, đến giờ vẫn chưa hoàn thành, vì mỗi khi ‘gần về đích’ thì chúng tôi lại tìm được thêm bản thu âm. Cả nhóm cũng muốn nhận được nhiều câu chuyện và phản hồi cho sản phẩm hơn” – Mark cho hay. “Mà đấy chỉ mới là một nghệ sĩ thôi. Còn bao nhiêu ca khúc và ca sĩ ở miền Nam Việt Nam bấy giờ chưa được khai quật.”

Cuộc tìm kiếm cũng có sự tham gia của nhà sản xuất và sưu tập nhạc người Đức – Jan Hagenkoetter, người chủ trương thực hiện tuyển tập “nhạc vàng” Việt Nam Saigon Supersound. Mark và Jan gặp nhau ở Hà Nội, rồi trở thành “tri kỷ” vì cùng chia sẻ tình yêu nhạc Rock Việt thời sơ khai.

Jan Hagenkoetter và các dĩa nhạc Phương Tâm

“Chúng tôi lập ra một kế hoạch rất chi tiết và thực hiện kế hoạch ấy sát sao. Với mỗi ca khúc, chúng tôi sưu tầm nhiều bản sao để xem có thể dùng bản nào vá vào những đoạn bị hỏng nếu có” – Mark kể lại. “Jan đóng góp rất nhiều vào dự án, anh ấy đã nghiên cứu và sưu tập âm nhạc Việt Nam nhiều năm và có nguồn dữ liệu phong phú”.

Khi ấy là vào năm 2020, Jan đang ở Đức. Ba người Jan, Mark và Hannah đang ở cách nhau hàng nghìn cây số, không thể trực tiếp đi tìm những bản thu âm đang lưu hành ở Việt Nam mà họ tra cứu được. Thế là họ liên lạc với nhà sưu tập nhạc Adam Fargason, lúc đó sống ở Sài Gòn, qua FaceTime và nhờ Adam lùng sục khắp các cửa hàng đồ cổ/băng đĩa cũ trong thành phố. Bất chấp những khó khăn, tracklist dần dần hoàn thiện, và cả nhóm chỉ phải vượt qua thêm một chướng ngại cuối cùng: tiêu chuẩn làm nhạc cực kì khắt khe của Mark.

Mark chia sẻ: “Ngay cả những chiếc đĩa đẹp nhất và nguyên vẹn nhất cũng có vấn đề. Đĩa than với tốc độ 45 vòng/phút thường chỉ phù hợp để ghi 4-5 bài ở mỗi mặt đĩa, mỗi bài dài 4-5 phút. Nhưng ngày xưa, người ta thường ‘nhồi’ rất nhiều bài hát vào cùng một đĩa, mỗi bài có thời lượng đến tận 8-9 phút, khiến âm thanh nghe rất mỏng vì bị nén quá mức. Đó là chưa kể đến chuyện đĩa ngày xưa có chất lượng sản xuất khá tệ, dễ bị mòn sau nhiều thập kỉ”.

“Vì vậy, quá trình phục chế phải giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc. Những khi có thể, chúng tôi sẽ giảm mức độ méo tiếng và tạp âm xuống thật thấp. Chúng tôi cố gắng làm ‘sống dậy’ những âm thanh sống động, những chi tiết nhỏ từ thời đó. Chúng tôi thấy giống như mình đang ‘làm phép’ vậy, như đang vén một bức màn của lịch sử”.

Hannah khẳng định album là một kỳ tích, các ca khúc sau khi phục chế nghe hoàn toàn khác với bản gốc. Trước đó, các đĩa than có chất lượng âm thanh tệ đến mức đôi khi tiếng nhạc sẽ được xen lẫn bởi tiếng tí tách như “bỏng ngô đang nổ”.

“Mark làm sạch lớp đầu tiên, sau đó là lớp thứ hai, và khi chúng tôi làm đến lớp thứ 99 thì ông ấy lại nói ‘Tôi không hài lòng, hãy làm lại từ đầu’” – Hannah kể lại. “Và tôi sẽ hối ‘không được, mẹ tôi không thể chờ lâu được, chúng ta phải làm cho xong’”.

“Đây chính là cách làm việc của giới sản xuất nhạc chúng tôi” – Mark nhẹ nhàng đáp lại. Ông cũng ghi nhận đóng góp quan trọng của Cường Phạm, một nhà nghiên cứu và nghệ sĩ tại London. Và cuối cùng, bao công sức bỏ ra đều xứng đáng khi cả nhóm có thể chia sẻ những bản nhạc đã phục chế với Phương Tâm.

 

“Thật vui khi được chứng kiến phản ứng của Phương Tâm khi nghe album này” – Mark chia sẻ. “Có những ca khúc bà được nghe lại sau 50 hoặc 55 năm, và có những ca khúc thì chưa từng được nghe thử sau khi thu âm, điều này có lẽ là do lịch ‘chạy show’ chóng mặt của cô ca sĩ trẻ thời bấy giờ”.

Với khả năng ca hát đa dạng, Phương Tâm có thể hát rock, ballad và một số thể loại khác. Nhờ thế cô ca sĩ rất đắt show, biểu diễn tại nhiều câu lạc bộ trong một đêm, đôi khi diễn ‘kín lịch’ hết các ngày trong tuần. Không những thế, suất diễn của ngôi sao đang lên cũng rơi vào khung giờ vàng: 10 giờ tối – 1 giờ sáng, khi Sài Gòn khoác lên chiếc áo lộng lẫy nhất của một phố thị phồn hoa.

nhacxua.vn biên soạn

Phương Tâm là một ca sĩ rock nổi tiếng ở Sài Gòn thập niên 1960. Cô đã trình diễn những bản nhạc sôi động của Mỹ và trở thành một trong những ca sĩ rock đầu tiên của Việt Nam. Sau khi kết hôn và lập gia đình, cô giải nghệ và không bao giờ trở lại sân khấu. Những bài hát của Phương Tâm được thu âm trong thập niên 1960 đã được tuyển tập lại trong album “Magic Nights”. Cô đã giữ kỷ niệm về thời gian này và nhớ rất những người đã đồng hành cùng mình.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Phương Tâm – “Nữ ca sĩ rock’n’roll” Việt Nam đầu tiên và hành trình tìm lại những bản thu âm 60 năm trước chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Phương #Tâm #Nữ #sĩ #rocknroll #Việt #Nam #đầu #tiên #và #hành #trình #tìm #lại #những #bản #thu #âm #năm #trước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *