“Bài thơ ‘Hồn Trinh Nữ’ của Nguyễn Bính đã được Trịnh Lâm Ngân phổ nhạc thành một tác phẩm vĩ đại trong thời kỳ tiền chiến. Bài hát sinh động và cảm động về tình yêu và sự hy sinh của một người phụ nữ trong cuộc chiến tranh. Hoàn cảnh sáng tác bài hát đã tạo nên sự cảm xúc chân thành và tình yêu quê hương của tác giả. ‘Hồn Trinh Nữ’ đã trở thành một biểu tượng âm nhạc trong lòng người Việt Nam, mang ý nghĩa sâu sắc về lòng dũng cảm và tình yêu đất nước.”.
Thi sĩ Nguyễn Bính là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của thi ca Việt Nam từ thời kỳ tiền chiến. Trong âm nhạc, những vần thơ dung dị nhưng trác tuyệt của ông cũng đã nhiều lần được phổ thành bài hát, và hầu như tất cả những bài “thi – nhạc” đó đều có nhân vật chính là người nữ: Người Hàng Xóm, Cô Lái Đò, Cô Hái Mơ, Gái Xuân, Chân Quê, và một bài hát thật đặc biệt: Viếng Hồn Trinh Nữ, được nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân phổ thành bài hát Hồn Trinh Nữ, nổi tiếng qua giọng hát Dạ Hương trước 1975.
Click để nghe Dạ Hương hát Hồn Trinh Nữ
Nguyên tác bài thơ rất dài, và dù bài hát đã lược bỏ đi một số đoạn, nhưng nhìn chung vẫn bám sát nội dung và truyền tải được tinh thần của bài thơ:
Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
Trên cành bao tơ liễu kéo nhau chạy xuống hồ
Mây xám bay bay làm tôi thấy
Quanh tôi và tất cả một trời chít khăn sô
Sáng nay vô số lá vàng rơi
Người trinh nữ ấy đã chêƭ rồi
Có một chiếc xe màu trắng đục
Hai con ngựa trắng xếp thành hàng đôi
Mang theo một chiếc quan tài trắng
Với những bông hoa trắng lạnh người
Theo bước những người khăn áo trắng
Khóc hồn trinh trắng thương mãi không thôi
Chắc đêm qua lúc xế hoàng hôn
Nàng còn say giấc mơ hoa bên gối mềm
Giấc mơ ướp một trời xuân nồng
Một trời xuân sắc đến tận tàn canh
Sáng nay nàng đã lặng im
Nàng đã lặng im máu ngưng trôi trong buồng tim
Sáng nay người mẹ già kia
Đã vội vàng quấn nếp khăn lên đầu bầy em
Đau thương đã bao năm rồi
Tuổi đã xế chiều mẹ còn đâu nước mắt
Thương bầy em thơ
Những môi non từ đây chẳng còn gọi “Chị ơi”
Một người lạnh lùng trong đêm dài
Đi mặc cho mưa gió ướt vai lạnh buốt hồn
Trong bóng đêm đen chàng xao xuyến
Như say dạ thấy mềm chàng vờn tay níu hư không
Chắc đây trong số những người quen
Đã bao nhiêu năm tháng ấp ôm một mối tình
Cách đây ít hôm người láng giềng
Nghe đâu chàng toan tính đến chuyện hợp hôn
Nhưng hồn nàng tựa con thuyền bé
Đã đắm nghìn thu ở suối vàng…
Nội dung bài thơ – bài nhạc này là cảm xúc của tác giả khi chứng kiến cảnh đưa tiễn một người trinh nữ về cõi vĩnh hằng vào một buổi sáng đầy u ám.
Theo cuốn sách “Thơ & giai thoại Nguyễn Bính” của tác giả Vũ Nam, hoàn cảnh sáng tác bài thơ này được kể lại là khoảng năm 1940, một lần Nguyễn Bính cùng bạn thân là Vũ Trọng Can đang đứng ở nhà số 20 phố Hàng Ngang, Hà Nội, chợt thấy có một đám ma đi qua. Hỏi qua thì được biết đó là đám tang một cô gái mới 16 tuổi, là hoa khôi đẹp nhất phố Hàng Đào, ai cũng xuýt xoa thương tiếc cho một kiếp ngắn ngủi của hồng nhan bạc mệnh.
Nhìn cỗ xe tang trắng, với đôi ngựa trắng, vòng hoa trắng, và những khăn sô trắng rợp phố, hai chàng thi sĩ rất xúc động. Chiều hôm đó, Vũ Trọng Can làm xong một bài thơ về cô gái 16 tuổi đó và đưa Nguyễn Bính xem. Xem xong Nguyễn Bính không nói gì. Hôm sau, Nguyễn Bính đưa bài thơ của mình cho Vũ Trọng Can xem, đó chính là bài “Viếng Hồn Trinh Nữ”. Người bạn kia bèn rút túi áo, xé bài thơ mình và nói:
“Ngày xưa Lý Bạch không làm thơ vịnh lầu Hoàng Hạc vì trước đó đã có thơ của Thôi Hiệu rồi. Nay có bài thơ của cậu thì thơ mình nên xé đi!”
Với bài Viếng Hồn Trinh Nữ, thi sĩ Nguyễn Bính đã tỏ lòng thương tiếc một người con gái nằm xuống khi tuổi còn xanh, dù không hề quen biết. Trong mắt ông, cả góc phố hiện lên chỉ là một màu trắng tang tóc đến lạnh người, và đó cũng là màu trắng tinh khôi như sự trinh trắng của cô gái xấu số.
Chỉ một đám tang đi qua cũng đủ để chàng thi sĩ có xúc cảm nghĩ ra một câu chuyện thật dài, những chuyện đời, những tâm tư tình cảm của người con gái chỉ mới tuổi trăng rằm, từ đó làm nổi bật hơn sự bi đát của một số phận. Những hình ảnh ở phía sau, như là người mẹ, những đứa em, và cả người để ý nàng (thậm chí đã tình đến chuyện cưới hỏi)… được thêm vào để minh họa sự luyến tiếc của những người xung quanh về một người con gái còn quá trẻ, còn ôm trong tay thật nhiều mơ mộng:
“Chắc hẳn những đêm như đêm qua,
Nàng còn say mộng ở chăn hoa,
Chăn hoa ướp một trời xuân sắc,
Cho tới tàn canh tan trống gà”
Tuy nhiên sự tiếc nhớ đó rồi cũng dần phai theo tháng ngày, đau buồn cũng chỉ một vài năm, rồi tất cả sẽ đi vào lãng quên, sẽ bị che phủ dưới một lớp bụi dày của thời gian. Thời gian qua đi, sẽ không còn ai nhớ về một nàng trinh nữ đẹp tuyệt trần đã từng hiện diện trên cõi đời, hoặc nếu có thì cũng như là người ta kể lại một “chuyện vui”. Sau đây là đoạn thơ diễn tả sự đau xót đó (không được đưa vào nhạc):
“Chỉ một vài ba năm thế rồi,
Người ta thương nhớ có ngần thôi,
Người ta nhắc đến tên nàng để,
Kể chuyện nàng như một chuyện vui”
Click để nghe Thanh Thúy hát Hồn Trinh Nữ trước 1975
Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)
Thi sĩ Nguyễn Bính là một tên tuổi nổi tiếng của thi ca Việt Nam từ thời kỳ tiền chiến. Ông đã sáng tác những vần thơ trác tuyệt và nhiều lần được phổ thành bài hát. Các bài “thi – nhạc” của ông đều có nhân vật chính là người phụ nữ. Một trong những bài hát nổi tiếng là “Viếng Hồn Trinh Nữ” được phổ thành bài hát Hồn Trinh Nữ bởi nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Bài thơ này mô tả cảm xúc của tác giả khi chứng kiến cảnh đưa tiễn một người trinh nữ về cõi vĩnh hằng.
Hastags: #Hoàn #cảnh #sáng #tác #bài #Hồn #Trinh #Nữ #Trịnh #Lâm #Ngân #Tuyệt #phẩm #phổ #nhạc #từ #bài #thơ #thời #tiền #chiến #của #Nguyễn #Bính